Blog Bạn Đọc

Đàm Vĩnh Hưng: Từ Một Thợ cắt tóc dạo, lang thang vỉa hè thành “ông hoàng” Ngự trị toàn showbiz

Với những gì hơn 20 năm lăn lộn trong nghề, từ một anh cắt tóc, đi hát dạo đến danh xưng “quý ông nhạc Việt”, “ông hoàng nhạc Việt”, Đàm Vĩnh Hưng nếm trải đủ đầy mật ngọt lẫn cay đắng với nghề, với đời.

Chúng tôi theo Đàm Vĩnh Hưng trên đường từ nhà anh ra sân bay để nói chuyện với anh. Đàm Vĩnh Hưng xin lỗi đến mấy lần vì chẳng thể sắp xếp được thời gian rảnh rỗi hơn để hẹn cà phê trò chuyện.

“Ông hoàng nhạc Việt” là một mỹ từ mà nhiều người bây giờ nói về Đàm Vĩnh Hưng. Thế nhưng hơn 20 năm về trước, “ông hoàng” ấy xuất thân rất bình thường từ một anh thợ cắt tóc nuôi trong mình niềm đam mê ca hát.

Đàm Vĩnh Hưng thuở bé – Ảnh: ĐVH.

Không đam mê thì chẳng có chuyện Đàm Vĩnh Hưng vừa đi hớt tóc vừa xin hát cho các chương trình ca nhạc với cát sê chỉ vài chục ngàn cho cả… chục bài. Đi hát từ năm 1996, Đàm Vĩnh Hưng tìm cách tham gia sinh hoạt, tìm kiếm cơ hội tại các câu lạc bộ âm nhạc, Trung tâm văn hóa.

Anh tự học đàn, ký xướng âm, phong cách biểu diễn và kiên trì đi thi Tiếng hát truyền hình đến… 8 lần. Cứ thi là rớt nhưng rồi năm sau vẫn thi tiếp. Tính “lỳ” này của Đàm Vĩnh Hưng duy trì mãi đến tận ngày nay – khi anh đã trên đỉnh cao sự nghiệp.

Đến năm 1998, với vốn liếng nho nhỏ là giải Tư tại cuộc thi Tiếng hát truyền hình, Đàm Vĩnh Hưng chính thức gác kéo để cầm mic ở tuổi 27. Anh vẫn “lang thang” qua các sân khấu lớn ở Sài Gòn. Phần nhiều là hát lót, thường phải chờ ca sĩ ngôi sao hát xong rồi mới tới phiên mình. Thế rồi Hưng được giúp đỡ ra CD nhạc.

Tình ơi xin ngủ yên và Bình minh sẽ mang em đi là hai bản nhạc ngoại lời Việt giúp Đàm Vĩnh Hưng đến với đông đảo khán giả, giúp anh “đổi đời”. Từ nhà ra ngõ, từ quán cà phê đến quán nhậu, nhạc Đàm Vĩnh Hưng len lỏi vào tai nghe khán giả mọi nơi, giúp anh tự tin và nhảy vọt trong làng ca hát bấy giờ vốn đang xếp chỗ cao nhất cho Lam Trường, Đan Trường, Quang Linh…

Giọng ca trầm khàn và kiểu gằn chữ khi hát đặc trưng Đàm Vĩnh Hưng được biết đến. Không chỉ vậy, Đàm Vĩnh Hưng còn gâү sốc với những trang phục lập ᴅị, từ quần ren đến áo lưới hay cả trùm khăn như tấm mền lên sàn diễn.

Bấy giờ với Hưng là độ₵ đáo, với khán giả là khó coi. Và đã có không ít phản ứng, không ít “anti-fan” (người phản đối). Nhưng có hề gì, Đàm Vĩnh Hưng vẫn chọn một lối đi không giống ai ngay từ khi anh mới nổi tiếng.

Một phần do tính “lỳ” trong ɱáυ, phần khác do niềm đam mê ca hát cháy bỏng khó ai phủ nhận được của Đàm Vĩnh Hưng.

Đàm Vĩnh Hưng luôn lên sân khấu với một phong cách hết mình, một lực nội tại mạnh mẽ và một giọng hát sung mãn, chiều lòng khán giả.

Đàm Vĩnh Hưng với những giải thưởng đầu tiên- Ảnh: ĐVH

Những năm 2000 có thể xem là dấu son trong sự nghiệp của Đàm Vĩnh Hưng với hàng loạt những bài hát được yêu thích và nhiều giải thưởng âm nhạc ghi nhận quá trình làm nghề của anh, đặc biệt là Làn Sóng Xanh hay về sau là Mai Vàng (về sau này anh đã xin từ chối tham gia tranh giải để cho các nghệ sĩ khác có cơ hội).

Ngoài nhạc trẻ, Đàm Vĩnh Hưng không ngại thử sức mình với nhạc тιềη cнιếη, nhạc vàng và được xem là một trong những người “có công” khơi lại dòng nhạc bolero đầy xúc cảm bằng một chuỗi những đĩa nhạc và liveshow dài hơi.

Nhắc đến Đàm Vĩnh Hưng, sẽ luôn có người yêu, kẻ ghét. Đàm Vĩnh Hưng thừa nhận anh “không phải là một hoa hậu thân thiện” như cách nhiều người vẫn cố xây dựng hình tượng không tì vết cho mình.

“Ông hoàng nhạc Việt” có nhiều người thương, kẻ ghét – Ảnh: ĐVH Official

Vẫn có rất nhiều những dèm pha, dè bỉu, mỉa mai về phong cách, phát ngôn, giọng hát của người đàn ông đã qua ngưỡng 40 này.

Nhưng trên tất cả, Hưng có số đông khán giả yêu thương và bên cạnh, bất chấp những thị phi, ồn ào ηổ ra quanh cái tên Đàm Vĩnh Hưng.

Hạnh phúc của một người nghệ sĩ, theo Đàm Vĩnh Hưng chỉ cần như vậy là quá đủ. Bởi làm sao được vạn người trên thế gian yêu và không một ai ghét mình?

ʜᴛᴛᴘs://ᴛᴜᴏɪᴛʀᴇ.ᴠɴ/ᴅᴀᴍ-ᴠɪɴʜ-ʜᴜɴɢ-ᴋʏ-𝟷-ᴛʜᴏ-ᴄᴀᴛ-ᴛᴏᴄ-ᴛʜᴀɴʜ-ᴏɴɢ-ʜᴏᴀɴɢ-𝟷𝟷𝟽𝟼𝟹𝟷𝟾.ʜᴛᴍ

Exit mobile version