Blog Bạn Đọc

Luật Sư Báo tin vui Từ Toà, Hồng Loan Lần Đầu Công Khai Bằng chứng, rộ tin mẹ con Hồng Phượng vội xin Hoà Giải Lần 2 ?

Luật sư lên tiếng về các tình huống pháp lý liên quan đến sự việc nghệ sĩ Hồng Nhung kiện con gái NSƯT Vũ Linh, yêu cầu được hưởng 1,5 tỷ đồng.
Hồng Nhung kiện con gái Vũ Linh, yêu cầu được hưởng 1,5 tỷ đồng


Tòa án nhân dân (TAND) quận Phú Nhuận (TP.HCM) đã có thông báo thụ lý vụ kiện tranh chấp thừa kế đối với di sản của cố NSƯT Vũ Linh (tên thật là Võ Văn Ngoan).

NSƯT Vũ Linh qua đời tại nhà riêng vào 12h30 ngày 5/3, sau thời gian điều trị ung thư, hưởng thọ 65 tuổi

Nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (60 tuổi, em gái Vũ Linh), bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (37 tuổi, con gái Vũ Linh). Những người có quyền lợi liên quan còn có bà Lê Thị Hồng Phượng (cháu gái Vũ Linh), ông Võ Thành Nhiêu (em trai Vũ Linh).

Theo đơn kiện, bà Nhung đề nghị TAND quận Phú Nhuận hủy văn bản khai nhận tài sản thừa kế do bà Loan lập ngày 7/4 tại Văn phòng công chứng Huỳnh Thị Ngọc Yến đối với tài sản của cố NSƯT Vũ Linh gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 5 Đoàn Thị Điểm, quận Phú Nhuận do UBND quận Phú Nhuận cấp ngày 23/1/2015 và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 87 và 88, tờ bản đồ số 8 tại phường Linh Đông, TP Thủ Đức do UBND TP Thủ Đức cấp ngày 19/12/1998 và một ô tô. Những tài sản này đã được sang tên cho bà Loan.

Trong đơn kiện, bà Nhung đề nghị hủy phần cập nhật với nội dung sang tên như trên trong các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, bà Nhung còn yêu cầu chia thừa kế đối với hai thửa đất tại phường Linh Đông, TP Thủ Đức cho bà và ông Võ Thành Nhiêu.

Bà Nhung cũng yêu cầu hưởng một nửa tài sản sau khi trừ phần giá trị mà nghệ sĩ Vũ Linh đã lập di chúc miệng cho Hồng Phượng. Giá tạm tính mà bà Nhung yêu cầu được hưởng là 1,5 tỷ đồng.

Nghệ sĩ Hồng Nhung, Hồng Phượng và Hồng Loan – con gái NSƯT Vũ Linh (từ trái sang)

Liên hệ với ca sĩ Hồng Phượng – cháu gái Vũ Linh, cô xác nhận vụ kiện trên đã được TAND quận Phú Nhuận thụ lý, song từ chối bình luận thêm về vụ việc. Trong khi đó, Hồng Loan vẫn chưa có phản hồi về sự việc.

Luật sư nói gì về sự việc?
Trao đổi với Báo Giao thông, luật sư Trần Xuân Tiền – Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.

Luật sư Trần Xuân Tiền – Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội

“Do vậy, nếu bà Nhung cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị bà Loan xâm phạm thì bà Nhung hoàn toàn có quyền khởi kiện, dù chưa xác định được bà Loan có phải là con gái hợp pháp của nghệ sĩ Vũ Linh hay không.

Trong vụ việc này, TAND quận Phú Nhuận đã thụ lý vụ án. Tuy nhiên, việc tòa án thụ lý không đồng nghĩa Tòa sẽ chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn mà tòa án phải tiến hành xác minh, làm rõ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân”, luật sư Tiền phân tích.

Nghệ sĩ Hồng Phượng và Hồng Loan trong đám tang nghệ sĩ Vũ Linh (Ảnh: Vietnamnet)

Nói thêm về vấn đề chia di sản thừa kế của cố nghệ sĩ Vũ Linh, luật sư Tiền cho hay, sau khi thụ lý giải quyết vụ án, nếu xác định di chúc mà Vũ Linh để lại cho bà Loan là hợp pháp, tòa án sẽ có căn cứ để không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nhung.

Tòa cũng sẽ công nhận bà Loan được hưởng các di sản do cố nghệ sĩ để lại, nếu bà Loan không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về người không được quyền hưởng di sản.

Trong trường hợp, kể cả bà Loan thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự hiện hành mà Vũ Linh đã biết hành vi ấy, nhưng vẫn cho bà Loan hưởng di sản theo di chúc thì bà Loan vẫn được hưởng di sản theo di chúc.

Còn nếu trường hợp xác định di chúc không hợp pháp, tòa án sẽ chia di sản thừa kế của cố nghệ sĩ theo pháp luật căn cứ vào khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015.

Khi đó, việc xác định bà Loan là con gái ruột của cố nghệ sĩ là một trong những căn cứ quan trọng để tòa án chia di sản thừa kế của cố nghệ sĩ.

Toàn cảnh vụ ồn ào của gia đình NSƯT Vũ Linh
Chuyện gia đình NSƯT Vũ Linh lục đục được chia sẻ rộng rãi sau khi Hồng Loan và NSƯT Vũ Luân (con nuôi) lên mộ của cố nghệ sĩ livestream vào ngày 21/5 vừa qua.

Hồng Loan khẳng định từ trước đến nay NSƯT Vũ Linh chưa bao giờ nói cô là con nuôi. Nhưng khi nghệ sĩ vừa nằm xuống thì những người cô từng cho là ruột thịt đã phủ nhận chuyện Hồng Loan là con gái của Vũ Linh.

“Ngày ba em mất gắn cái mác cho em là con nuôi. Bây giờ muốn biết em là con nuôi hay con ruột, mời chú 7 (nghệ sĩ Tiểu Linh – PV) đi xét nghiệm ADN với em, em sẵn sàng làm chuyện đó”, Hồng Loan bức xúc.

Hồng Loan chia sẻ trong livestream hôm 23/5

Hồng Loan cho biết, từ chuyện xây mộ cho cố nghệ sĩ Vũ Linh đến các quyết định quan trọng trong gia đình như việc kêu gọi ủng hộ, xây mộ cha… cô đều không được bàn bạc, thông qua. Ngay cả tiền phúng điếu sau đám tang cô cũng không nắm rõ.

Nghệ sĩ Vũ Luân cũng từng bức xúc lên tiếng khi bị một số cá nhân chỉ trích “đem truyền thông vào đám tang của cố nghệ sĩ Vũ Linh để trục lợi trên kênh YouTube cá nhân”.

Nam nghệ sĩ khẳng định mình không phải là người đưa truyền thông vào đám tang mà Hồng Phượng mới là người đứng ra ký hợp đồng với đơn vị truyền thông đó.

Liên quan đến vụ việc, nghệ sĩ Hồng Phượng đã lên tiếng giãi bày trên trang cá nhân về lý do ký hợp đồng với công ty truyền thông. Nữ nghệ sĩ khẳng định toàn bộ doanh thu từ hợp đồng ký kết sẽ giao cho chị Kim Nga (người chăm lo cho NSƯT Vũ Linh suốt hơn 10 năm qua) sử dụng vào việc hương khói, cúng kiếng và mộ phần.

Về thông tin được cho là kêu gọi từ thiện nhưng không thông báo cho Hồng Loan, Hồng Phượng không đề cập đến.

Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

 

Exit mobile version